Mạo hiểm nơi mộ cổ Ai Cập (P.2)

Mạo hiểm nơi mộ cổ Ai Cập là một truyện ngắn được in trong tập Poirot điều tra của tác giả Agatha Christie, nữ văn sĩ được mệnh danh là bà hoàng truyện trinh thám.

cat vang sa mac Ai Cap

Một tuần sau đó. Dưới chân chúng tôi là cát vàng của sa mạc. Ánh nắng nóng rát đổ xuống đầu. Poirot, hiện thân của khốn khổ, héo hon bên cạnh tôi. Người đàn ông bé nhỏ không phải là một lữ khách quen chịu đựng. Chuyến đi bốn ngày của chúng tôi từ Marseilles là một sự khổ cực kéo dài với ông ấy. Ông ấy đã ghé vào cảng Alexandria với hồn ma trước đó của mình, thậm chí ngay cả sự ngăn nắp thường thấy đã bỏ rơi ông. Chúng tôi đến Cairo và lập tức gọi xe đi tới khách sạn Mena House, ngay dưới bóng của những Kim tự tháp.

Sức hấp dẫn của Ai Cập đã chiếm trọn trái tim tôi. Poirot thì không hẳn thế. Ăn mặc y hệt như lúc ở London, ông mang theo chiếc lược phủi quần áo nhỏ trong túi mình và tiến hành một cuộc chiến không ngừng nghỉ với bụi bám trên bộ trang phục sẫm màu của ông.

“Còn đôi ủng của tôi,” ông than vãn.”Nhìn chúng này, Hastings. Ủng của tôi, làm bằng da tinh chế trang nhã, luôn luôn bóng lộn và bảnh bao. Thấy không, cát bên trong ủng, ở ngoài ủng, thật khổ sở, nhìn bực cả mình. Cả cái nóng nữa chứ, nó làm bộ ria mép của tôi ủ rũ–ủ rũ toàn tập.”

“Hãy nhìn tượng nhân sư,” Tôi thúc giục. “Ngay cả tôi có thể cảm nhận sự huyền bí và sức quyến rũ mà nó tỏa ra.”

Poirot bất mãn nhìn nó.

“Nó không có khí sắc vui vẻ,”ông ấy tuyên bố.”Làm sao mà nó có thể kia chứ, bị chôn một nửa trong cát trong bộ dạng xốc xếch đó. Ái chà, thứ cát đáng nguyền rủa này!”

“Thôi nào, ở Bỉ cũng đầy cát đấy thôi,” tôi nhắc ông ấy, nhớ về kỳ nghỉ ở Knocke-sur-mer giữa “những đụn cát không lẫn vào đâu được” như cuốn sách hướng dẫn đã miêu tả chúng.

“Không phải ở Brussels,” Poirot tuyên bố. Ông ấy ngắm nhìn những Kim tự tháp một cách đăm chiêu. “Ít nhất, sự thật là chúng, có hình thù hình học đồng nhất, nhưng bề mặt của chúng lại có vẻ ghồ ghề không dễ coi. Và những cây cọ tôi chẳng thích chúng. Họ thậm chí còn chẳng trồng chúng theo hàng nữa!”

Tôi cắt ngang những than vãn của ông, bằng cách gơi ý rằng chúng tôi nên bắt đầu đến chỗ cắm trại. Chúng tôi sẽ đến đó trên lưng lạc đà, và những con vật đã kiên nhẫn quỳ xuống, đợi chúng tôi chèo lên, chở những cậu bé đẹp như tranh dẫn đầu bởi một người thông ngôn lưu loát.

Tôi vượt qua cảnh tượng Poirot trên lưng một con lạc đà. Ông bắt đầu bằng những tiếng lầm bầm và cằn nhằn rồi kết thúc bằng những tiếng la hét, những điệu khoa chân múa tay và những lời cầu khấn Đức mẹ đồng trinh và mọi thánh thần trong danh sách các vị thần. Cuối cùng, ông tụt xuống một cách e chề và hoàn tất chuyến đi trên lưng một con lừa bé tẹo. Tôi phải thú nhận rằng một con lạc đà đi nước kiệu không phải là chuyện đùa với kẻ nghiệp dư. Tôi ê ẩm cả người mất mấy ngày.

Cuối cùng chúng tôi cũng tiếp cận được quang cảnh của những cuộc khai quật. Một người có nước da cháy nắng với một bộ râu màu xám, trong bộ đồ trắng và đang đội một chiếc mũ cát, đến gặp chúng tôi.

“Ngài Poirot và đại úy Hastings? Chúng tôi nhận được điện tín của các ngài. Tôi xin lỗi không ai ra đón các ngài ở Cairo. Một sự việc không mong đợi xảy ra đã làm xáo trộn toàn bộ các kế hoạch của chúng tôi.”

Poirot tái nhợt. Tay ông ấy, đã lặng lẽ thọc vào túi đựng chiếc bàn chải trước đó, ở nguyên vị trí.

tham tu Poirot va dai uy Hastings tai dia diem khai quat mo
thám tử Poirot và đại úy Hastings tại địa điểm khai quật mộ

“Không phải là một cái chết nữa chứ?” ông thì thào.

“Đúng vậy”

“Ngài Guy Wilard?” tôi thốt lên.

“Không, đại úy Hastings. Đồng nghiệp người Mỹ của tôi. Ông Schneider.”

.”Và nguyên nhân?” Poirot tra hỏi.

“Bệnh uốn ván.”

Tôi chết lặng cả người. Tôi có cảm giác tất cả xung quanh tôi là một bầu không khí ác hại, xảo quyệt và hăm dọa. Một ý nghĩ rùng rợn vụt qua tôi. Giả sử tôi là người tiếp theo thì sao?

“Chúa ơi,” Poirot nói, bằng một giọng yếu ớt, “Tôi không hiểu điều này. Thật khủng khiếp. Nói tôi biết, thưa ông, không nghi ngờ gì đó là bệnh uốn ván chứ?”

“Tôi không tin. Nhưng bác sĩ Ames sẽ nói ông biết nhiều hơn tôi có thể.”

“À, tất nhiên, ông không phải là bác sĩ.”

“Tên tôi là Tosswill.”

Người này, thì ra, là chuyên gia người Anh được phu nhân Willard miêu tả là viên chức nhỏ ở bảo tàng Anh quốc. Có điều gì đó nghiêm túc và sốt sắng ở ông ta ngay lập tức chiếm được cảm tình của tôi.

“Nếu các ông đi với tôi,”tiến sĩ Tosswill tiếp tục,”Tôi sẽ dẫn các ông tới ngài Guy Willard. Ông ấy rất mong được tiếp đón ngay khi các ông tới.”

Chúng tôi được dẫn qua lán trại tới một cái lều lớn. Tiến sĩ Tosswill nhấc tấm vải bạt và chúng tôi bước vào. Ba người đàn ông đang ngồi bên trong.

“Ông Poirot và đại tá Hastings đã đến, thưa ngài Guy,” Tosswill nói.

Người trẻ nhất trong số ba người đứng dậy và tiến về phía chúng tôi chào hỏi. Có một chút bốc đồng nào đó trong cung cách nhắc tôi nhớ tới thân mẫu của anh. Anh ta không có vẻ ngoài sạm nắng như những người khác, và đặc điểm đó cộng với nét hốc hác thấy rõ quanh đôi mắt, làm anh ta trông có vẻ già dặn hơn độ tuổi hai mươi của mình. Rõ ràng anh ta đang cố gắng chịu đựng một trạng thái tinh thần căng thẳng dữ dội.

Anh ta giới thiệu hai người bạn, bác sĩ Ames, một người đẹp trai tài năng ở độ tuổi trên ba mươi, với chút tóc bạc nơi hai thái dương, và ông Harper, người thư ký, một chàng trai trẻ gầy ốm dễ thương mang huy hiệu quốc gia trên cặp kính gọng sừng.

Sau một vài phút nói chuyện rời rạc, anh bạn trẻ bỏ ra ngoài, và tiến sĩ Tossill đi theo. Chúng tôi ở lại cùng ngài Guy và bác sĩ Ames.

“Xin hãy hỏi bất cứ câu hỏi nào, thưa ông Poirot,” Willard nói. “Chúng tôi hoàn toàn mù tịt trước hàng loạt thảm kịch kỳ lạ này, nhưng không phải – không thể nào, bất cứ điều gì ngoại trừ ngẫu nhiên.”

Trong điệu bộ của anh ta có sự bối rối khá ngược lại với những từ được nói ra. Tôi thấy rằng Poirot đang quan sát anh ta kỹ lưỡng.

“Ngài Guy, ngài thật sự đặt tâm huyết vào công việc này?”

“Dĩ nhiên là vậy. Cho dù có chuyện xảy ra, hay sẽ xảy đến, công việc sẽ tiếp tục. Ông lưu ý cho điều này.”

Poirot nhìn một lượt vòng quanh những người khác.

“Ông có ý kiến gì không trước câu nói đó, thưa bác sĩ?”

“Chà,” bác sĩ lè nhè,”Tôi không tự ý bỏ cuộc đâu.”

Một điệu nhăn nhó rất Poirot diễn cảm trên khuôn mặt của ông ấy.

“Thế thì, quá rõ rồi, chúng ta phải tìm cách đồng thuận. Cái chết của Schneider xảy ra khi nào?”

“Cách đây ba ngày.”

“Anh có chắc đó là bệnh uốn ván?”

“Hoàn toàn chắc chắn.”

“Nó không thể là một vụ đầu độc thần kinh đấy chứ, ví dụ thế?”

“Không, thưa ông Poirot. Tôi hiểu ý ông. Nhưng đó là một trường hợp bị uốn ván rõ ràng.”

“Anh không tiêm huyết thanh kháng uốn ván ư?”

“Tất nhiên là chúng tôi có chứ,” bác sĩ Ames lạnh lùng nói.”Mọi thứ nằm trong khả năng có thể làm được đều đã được thử.”

“Anh có thuốc tiêm ở đây không?”

“Không. Chúng tôi mua nó từ Cairo.”

“Có trường hợp uốn ván nào khác nữa ở trại không?”

“Không. Không ai cả.”

“Anh có chắc là cái chết của ông Bleibner không phải do uốn ván?”

“Tôi hoàn toàn chắc chắn. Ông ấy có một vết xước trên ngón tay cái, ngón này trở nên nhiễm trùng, và nhiễm trùng máu diễn ra. Nghe có vẻ rất giống nhau với người không có chuyên môn, Tôi dám nói, nhưng hai thứ khác nhau hoàn toàn.”

“Như vậy chúng ta có bốn cái chết–tất cả hoàn toàn không giống nhau, một suy tim, một nhiễm trùng máu, một tự vẫn, và một uốn ván.”

“Chính xác, thưa ông Poirot.”

“Anh có chắc là chẳng có gì kết nối bốn cái chết đó với nhau?”

“Tôi không hiểu rõ ý ông lắm?”

“Tôi sẽ nói đơn giản. Bốn người đàn ông đó có hành động bất cứ điều gì mà dường như đã làm phật ý linh hồn của Men-her-Ra?”

Bác sĩ Ames nhìn Poirot chăm chăm trong kinh ngạc.

(Hết phần 2 – Còn nữa)

https://www.youtube.com/watch?v=42ZN8sWOwNg&list=PLLymxeFHwF089bfg6pRV5Vxn4HvH7EdQE&index=8

One reply to “Mạo hiểm nơi mộ cổ Ai Cập (P.2)”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *