Trò chuyện với Xác Ướp là một truyện ngắn châm biếm của Edgar Allan Poe được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1845.
**************************************
Về phần mình Tôi bị lời lẽ đó thuyết phục rằng nó khá ổn, và đơn lẻ đứng sang một bên, xa tầm cái nắm đấm của người Ai Cập có thể với được. Tiến sĩ Ponnnner thọc tay vào túi quần ống túm của ông, gắt gỏng nhìn Xác Ướp, và gương mặt ông đỏ tía tái. Ông Gliddon vuốt ria và chỉnh lại cái cổ áo của mình. Ông Buckingham cúi đầu của mình xuống, và đặt ngón tay cái phải vào bên miệng trái của ông ta.
Người Ai Cập nhìn ông ta với vẻ mặt dữ dằn trong vài phút và cuối cùng, với nụ cười khinh bỉ, nói:
“Tại sao ông không nói gì, ông Buckingham? Ông có nghe những gì tôi hỏi ông, hay không? Bỏ ngay ngón tay cái ra khỏi miệng ông đi.”
Ông Buckingham, ngay sau nghe lời nói đó, có chút giật mình, bỏ ngón tay phải của ông ta ra khỏi góc miệng trái của mình, và, bồi thường lại bằng cách đặt ngón tay cái bên trái lên khóe miệng bên phải của mình.
Không thể có được câu trả lời từ ông B, cái xác dằn dỗi chuyển hướng sang ông Gliddon, và, bằng một giọng kiên quyết, yêu cầu giải thích đầy đủ tất cả những ý định của chúng tôi.
Ông Gliddon trả lời một hơi dài, bằng ngữ âm; nếu không có sự thiếu hụt các kiểu chữ tượng hình trong các nhà in của Mỹ, thì tôi đã sung sướng biết bao nếu có thể ghi chép ra đây, theo đúng nguyên bản, toàn bộ lời phát biểu rất ấn tượng của ông ấy.
Tôi cũng nhân cơ hội này để lưu ý, rằng tất cả cuộc đàm thoại theo sau mà Xác Ướp tham gia, được truyền đạt bằng tiếng Ai Cập cổ xưa, qua người trung gian (như suy nghĩ của bản thân tôi và những thành viên chưa có kinh nghiệm đi tới Ai Cập của nhóm) — qua người trung gian, Tôi nói, về hai quý ông Glidon và Buckingham, đóng vai trò làm người phiên dịch. Hai quý ông này nói tiếng mẹ đẻ của Xác Ướp với mức trôi chảy không thể bắt chước được; nhưng Tôi không thể nào không nhận xét rằng (do bởi, không còn nghi ngờ gì, việc trình bày những hình ảnh hoàn toàn hiện đại, và, tất nhiên, hoàn toàn không quen thuộc với người lạ) hai người lữ khách đã buộc phải, thỉnh thoảng, dụng những hình thái dễ hiểu nhằm mục đích làm rõ một nghĩa nhất định nào đó. Ví dụ, ông Gliddon, có lúc, không thể làm cho người Ai Cập hiểu được từ “chính trị”, cho đến khi ông ấy vẽ lên bức tường, bằng một miếng than một quý ông bé nhỏ có mụn đỏ ở mũi, nghèo xơ nghèo xác, đang diễn thuyết, với chân trái của ông ta duỗi ra sau, cánh tay phải chìa ra phía trước, bàn tay nắm chặt, mắt ngước lên Thiên đàng, và miệng mở một góc chín mươi độ. Cũng theo như cách đó ông Buckingham cũng không thể giải thích một từ hiện đại toàn tập “tóc giả”, cho đến khi (như gợi ý của tiến sĩ Ponnonner) gương mặt ông ấy nhợt nhạt, và ưng thuận gỡ bỏ bộ tóc của chính mình.
Sẽ dễ dàng hiểu được ngay rằng lời diễn thuyết của ông Gliddon chủ yếu mang lại những lợi ích to lớn dồn dập cho khoa học từ việc tháo vải ướp và moi ruột Xác Ướp; nhân dịp này xin lỗi về bất cứ sự xâm phạm nào mà có thể đã làm phiền anh ta, cụ thể, cá nhân Xác Ướp tên là Allamistakeo; và kết luận với hé mở ( vì nó có thể được xem xét hơn nữa) rằng, khi những vấn đề nhỏ bé hiện giờ đang được giải thích, có thể tiến hành việc nghiên cứu như đã định trước. Đến lúc này tiến sĩ Ponnonner đã chuẩn bị xong dụng cụ của mình.
Về những ý kiến sau cùng của nhà diễn thuyết, có vẻ như Allamistakeo có chút vi lượng lương tâm, bản chất của nó thì tôi chưa hiểu rõ lắm; nhưng anh ta bày tỏ sự hài lòng với những lời xin lỗi, và, nhảy xuống khỏi chiếc bàn, bắt tay với tất cả mọi người đứng vây quanh.
Khi nghi thức này kết thúc, chúng tôi ngay lập tức bắt tay vào việc sửa chữa lại những hư hỏng mà đối tượng của chúng tôi đã phải chịu từ con dao mổ. Chúng tôi khâu lại vết thương trên thái dương, băng lại chân, và dán một miếng thuốc cao vuông màu đen nhỏ cỡ 2,5 cm lên chỏm mũi của anh ta.
Lúc này quan sát thấy bá tước (hình như cái này là tước hiệu của Allamistakeo) có rùng mình chút xíu — chắc chắn là vì cảm lạnh. Ngài tiến sĩ ngay lập tức đi đến tủ quần áo của ông, và nhanh chóng trở về với một chiếc áo đuôi én màu đen, được may chuẩn nhất theo kiểu của Jennings, một chiếc quần kẻ ô vuông màu xanh da trời có dây đai, một chiếc sơ mi kẻ màu hồng, một chiếc áo vét rộng thêu kim tuyến, một chiếc áo choàng ngắn, một chiếc mũ không có vành, đôi ủng da sơn, hai chiếc găng tay cho trẻ con màu vàng nhạt, một mắt kính, một bộ ria, và một chiếc khăn thắt quanh cổ.Vì sự chênh lệch về kích cỡ giữa bá tước và ngài tiến sĩ ( tỷ lệ là 2-1), có chút xíu khó khăn trong việc chỉnh lại cho vừa vặn những y phục này trên cơ thể của người Ai Cập; nhưng khi tất cả đã được sắp xếp, anh ta có thể được tiếng là có mặc quần áo. Ông Gliddon, vì vậy, chìa cánh tay cho vị khách, và dẫn anh ta tới chiếc ghế ngồi êm ái bên bếp lửa, trong khi tiến sĩ rung chuông ngay lập tức và yêu cầu mang rượu và cì-gà.
Buổi đàm luận nhanh chóng trở nên sôi nổi. Tất nhiên, rất nhiều sự hiếu kỳ, được tập trung vào sự kiện gọi là phi thường vì sao Allamistakeo vẫn còn đang sống.
“Tôi khó có thể nghĩ rằng,” Ông Buckingham nhận xét, “ngài đã quá cố từ lâu”
“Sao kia,” ngài bá tước trả lời, rất đỗi ngạc nhiên,” Tôi chỉ mới mới hơn bảy trăm tuổi chút xíu thôi! Cha tôi sống một nghìn năm, và dĩ nhiên là không lẩm cẩm lúc ông ấy chết.”
Đến đây xuất hiện một loạt các câu hỏi và phép tính đầy hứng khởi, rõ ràng là tình trạng cổ xưa của Xác Ướp đã bị đánh giá hết sức sai. Đã năm ngàn năm mươi năm và một vài tháng kể từ ngày anh ta được gửi tới hầm mộ ở Eleithias.
“Nhưng ý kiến của tôi,” ông Buckingham tiếp tục, “không có chút liên quan gì tới tuổi của anh vào lúc được chôn cất ( tôi sẵn sàng thừa nhận, thực tế là, anh vẫn là một người trẻ trai), và ảo tưởng của tôi với cái vô tận của thời gian mà, bằng chính cách anh làm chứng, anh chắc chắn đã được bọc bằng thạch cao đen.”
“Bằng gì kia?” ngài bá tước nói.
“Bằng thạch cao đen”, ông B. quả quyết.
“À, phải; Tôi có chút ý niệm về thứ ngài muốn nói tới; có thể được cho là câu trả lời, không nghi ngờ gì — nhưng vào thời của tôi chúng tôi hiếm khi áp dụng bất cứ thứ gì khác ngoài thủy ngân clorua.”
“Nhưng quả thực chúng tôi rất bối rối không hiểu,” tiến sĩ Ponnonner nói,” là điều đó xảy ra thế nào, chết và được chôn cất ở Ai Cập cách đây năm ngàn năm, giờ đây ngài lại ngồi đây và trông thật khỏe mạnh hấp dẫn.”
“Nếu tôi đã, như lời ngài nói đây, chết” bá tước trả lời, “có thể hơn thế nữa, tôi vẫn chết đó thôi; vì tôi nhận thấy các ông vẫn còn trong thời kỳ trứng nước của chủ nghĩa thần học Calvin, và không thể đạt tới sự hoàn mỹ với những gì mà ở ngày xưa cũ là chuyện hết sức bình thường với chúng tôi. Nhưng sự thực là, tôi mắc hội chứng giữ nguyên tư thế, và các bạn bè thân tin nhất của tôi cho rằng hoặc là tôi chết hoặc sắp chết; cho nên theo đó họ ướp tôi ngay lập tức — Tôi cho rằng các ông cũng biết được nguyên tắc cơ bản của quá trình ướp xác?”
“Tại sao không là toàn bộ quá trình.”
“Sao kia, Tôi cảm thấy — một tình trạng ngu dốt đáng thương! Chà! tôi không thể lôi ra hết chi tiết ngay bây giờ được: nhưng cần phải giải thích rằng ướp xác (nói chính xác là thế), ở Ai Cập, là chặn lại toàn bộ vô hạn định những chức năng thuộc động vật buộc phải tuân thủ theo lộ trình. Tôi sử dụng từ “động vật” theo nghĩa rộng nhất, như bao gồm thể chất ngang bằng với nghĩa đạo đức và bản chất của sự sống. Tôi nhắc lại rằng nguyên tắc chủ đạo trong thuật ướp xác cốt ở, với chúng tôi, việc chặn ngay lập tức, và giữ luôn luôn trong trạng thái ngừng, toàn bộ những chức năng động vật buộc phải tuân thủ trong lộ trình. Nói ngắn gọn, dù cá nhân trong bất cứ tình trạng nào, vào giai đoạn ướp xác, anh ta ở nguyên trong tình trạng đó. Vậy đấy, may mắn của tôi là mang dòng máu của họ bọ hung, Tôi được ướp xác khi còn sống, như các ông trông thấy tôi lúc này.”
“Dòng máu của họ bọ hung!” tiến sĩ Ponnonner thốt lên.
“Đúng thế. Họ bọ hung là tước hiệu, của một dòng họ quý tộc lỗi lạc ít có. Mang dòng máu của họ bọ hung chỉ là một trong nhiều dòng họ mà họ bọ hung là tước hiệu. Tôi nói theo phép ẩn dụ.”
“Nhưng nó có liên quan gì tới việc ngài còn sống?”
“Sao kia, đó là tục lệ chung ở Ai Cập lấy ra khỏi một xác chết, trước việc ướp xác, não bộ và nội tạng; riêng chủng bọ hung không tuân theo tục lệ. Thế nên, nếu tôi không phải là một người mang dòng dõi bọ hung, tôi đã không còn não bộ và nội tạng; và thiếu nó thì sống phiền phức lắm.”
“Tôi cho rằng,” ông Buckingham nói, “và tôi đoán rằng tất thảy toàn bộ những xác ướp có nguồn gốc xuất phát từ chủng bọ hung.”
“Không còn nghi ngờ gì.”
“Tôi cho rằng,” ông Gliddon nói, rất hớn hở,” rằng bọ hung là một trong những vị thần của người Ai Cập.”
“Một trong những gì của người Ai Cập?” Xác Ướp kêu lên, bắt đầu nhấc bàn chân của mình.
“Cácvị thần !” người lữ khách nhắc lại.
“Ông Gliddon, tôi thực sự kinh ngạc khi nghe ông nói chuyện theo kiểu này,” ngài bá tước nói, vẫn ngồi yên trên ghế. “Không có quốc gia nào trên quả đất này chưa từng bao giờ sùng bái hơn một vị thần. Bọ hung, Cò quăm,etc., đã từng ở với chúng tôi (như những sinh vật tương đồng với sinh vật khác) những biểu tượng, hay truyền thống, mà chúng tôi thông qua đó bày tỏ lòng tôn kính tới đấng Tạo hóa quá đỗi uy phong để tiếp cận trực tiếp.”
Đến đây thì tạm nghỉ. Sau đó buổi tọa đàm được tiếp nối bởi tiến sĩ Ponnonner.
“Vậy thì, có chắc chắn có thể, từ những gì ngài vừa giải thích,”ông nói,”rằng giữa những hầm mộ gần sông Nile vẫn còn tồn tại những xác ướp thuộc họ bọ hung, trong điều kiện còn sống.”
“Không có gì phải bàn cãi về điều đó cả,” ngài bá tước trả lời, “tất cả những người thuộc họ bọ hung được ướp xác nhầm lẫn lúc còn sống, đều còn sống tới giờ. Thậm chí một số những người được chủ đích ướp xác như thế, có thể đã bị người thực hành bỏ sót, và vẫn còn ở lại trong mộ.”
“Ngài có thể vui lòng giả thích,” Tôi nói, “việc ướp xác có chủ đích như thế nghĩa là gì?”
“Rất sẵn lòng!” Xác Ướp trả lời, sau khi đã thong thả quan sát tôi qua mắt kính của anh ta — vì đây là lần đầu tiên Tôi liều hỏi anh ta một câu hỏi trực tiếp.
“Rất sẵn lòng,” anh ta nói. “Tuổi thọ bình thường của một người, vào thời của tôi, cỡ khoảng tám trăm năm. Ít người chết, trừ khi là tai nạn khác thường nhất, trước tuổi sáu trăm; vài người sống hơn mười thế kỷ; nhưng tám trăm năm được coi là thời gian đương nhiên. Sau khi phát hiện ra những nguyên tắc của thuật ướp xác, như tôi đã miêu tả với các ông, các nhà triết học của chúng tôi nghĩ rằng ham hiểu biết đáng tán dương có thể được thỏa nguyện, và, đồng thời, những quan tâm tới khoa học có thể tiến bộ nhiều, bằng cách sống quãng thời gian tự nhiên đó theo từng phần. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, thật vậy, thí nghiệm chỉ cho thấy rằng một việc đại loại kiểu này không thể bỏ qua được. Một nhà sử học, lấy ví dụ, đã đạt được tuổi thọ năm trăm năm, sẽ viết một cuốn sách bằng tất cả tâm huyết và rồi ông ta yêu cầu được ướp xác mình cẩn thận; để lại những hướng dẫn cho những người thực hành ở thời điểm này., rằng họ sẽ khiến ông ấy hồi sinh lại được sau một khoảng thời gian nhất định — cỡ năm hay sáu trăm năm. Sống lại sau khi hết hạn ướp, ông ấy sẽ luôn luôn thấy tác phẩm vĩ đại của mình được biến đổi thành một cuốn đại loại như cuốn sổ ghi chép bừa bãi — nghĩa là, thành một thể loại thuộc phạm vi văn chương gây những giả định đầy tranh cãi, câu đố, và những cãi vã ầm ĩ giữa các cá nhân thuộc toàn thể bầy đàn những người thuyết giảng bị khiêu khích. Những giả định đó, ect., được thông qua dưới cái tên những chú thích, hay hiệu đính, được cho rằng đã hoàn toàn bao trùm, xuyên tạc, và lấn át nguyên văn, đến nỗi tác gỉa phải đốt đèn vòng quanh mới khám phá ra chính cuốn sách của mình. Khi đã phát hiện ra rồi, thì chẳng bao giờ bõ công những gian nan của cuộc tìm kiếm. Sau khi viết lại nó từ đầu tới cuối, nó được coi như nhiệm vụ bắt buộc của nhà sử học, ông ấy bắt tay ngay vào việc hiệu chỉnh, từ tri thức và kinh nghiệm cá nhân đã lĩnh hội được, những truyền thống tại thời điểm liên quan tới thời kỳ mà nhà sử học sống ban đầu. Giờ thì quá trình viết lại và hiệu chỉnh cá nhân, được thực hiện bởi rất nhiều nhà hiền triết từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, đã có tác dụng ngăn cho lịch sử của chúng tôi không chuyển hóa hoàn toàn thành truyền thuyết.”
“Xin lỗi ngài,” tiến sĩ Ponnonner lúc này, đtặ bàn tay mình nhẹ nhàng lên cánh tay của người Ai Cập — tôi xin lỗi, thưa ngài, nhưng cho phép tôi ngắt lời ngài một lát.”
“Tất nhiên, thưa ông,” bá tước trả lời, đứng ngay ngắn.
“Tôi chỉ muốn hỏi ngài một câu hỏi,” tiến sĩ nói. “Ngài có nhắc tới việc hiệu chỉnh truyền thuyết mang tính cá nhân của nhà sử học có mối liên quan tới thời đại của chính ông ấy. Xin hỏi ngài, theo mức trung bình thì tỷ lệ của những phương pháp bí truyền Kabbalah thường được cho là đúng là bao nhiêu?”
“Những phương pháp bí truyền Kabbalah, như ông đã gọi tên đúng, thưa ngài, được phát hiện đúng ngang với những sự kiện được ghi chép lại trong chính lịch sử chưa-được-viết lại; — chính xác hơn, không có mảy may một phương pháp riêng lẻ nào thuộc cả hai được biết đến, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, không sai căn bản và hoàn toàn.”
“Nhưng bởi vì khá rõ ràng, ”tiến sĩ Ponnonner tiếp tục,”rằng ít nhất năm ngàn năm đã qua kể từ ngày ngài xuống hầm mộ, tôi cứ giả dụ rằng lịch sử của các ngài ở tại thời kỳ đó, nếu không là truyền thuyết của các ngài đã nghiên cứu rất đầy đủ về một chủ đề gây mối quan tâm rộng lớn, Sự Kiến Tạo, như tôi giả định ngài biết, chỉ khoảng mười thế kỷ trước.”
“Thưa ngài!” bá tước Allamistakeo nói.
Tiến sĩ nhắc lại những nhận xét của mình, nhưng sau khi đã thêm lời giải thích để người ngoại quốc có thể thông hiểu. Sau đó anh ta nói, vẻ lưỡng lự:
“Những ý kiến mà ngài vừa mới gợi ý cho tôi đây, tôi phải thú nhận là hoàn toàn mới lạ. Trong suốt cuộc đời mình tôi chưa bao giờ biết tới ai ấp ủ một ý tưởng lạ lùng như thế về vũ trụ (hay về thế giới này nếu như ông cho là như vậy) đã từng có khởi nguyên. Tôi nhớ có một lần, nghe một điều gì đó gợi ý mơ hồ, bởi một người đã có rất nhiều nghiên cứu, liên quan tới nguồn gốc của loài người; và cũng bởi chính từ người này, cái tên Adam (hay Đất Đỏ), mà các ngài tận dụng, được sinh ra. Ông ấy dùng từ này, tuy nhiên, theo nghĩa khái quát, có quan hệ tới mầm sống tự phát trên đất nhiều cỏ dại ( như hàng ngàn loài sinh vật cấp thấp được sinh ra) — sự sinh sôi tự phát, Tôi nói, về năm bộ tộc người to lớn, tồn tại cùng lúc ở năm cõi tách biệt và ngang nhau trên quả địa cầu.”
Đến đây, nhìn chung, tất cả mọi người đều nhún vai, và một trong số hai chúng tôi sờ lên trán với điệu bộ đáng chú ý. Ông Silk Buckingham, đầu tiên liếc nhìn chỏm đầu và đỉnh đầu của Allamistakeo, nói như sau:
“Quãng đời người dài trong thời đại của ông, cùng với nghi thức chấm dứt nó theo thời kỳ, như ông đã giải thích, chắc hẳn phải, trong thực tế, tồn tại một xu hướng phát triển và khối kết kiến thức mạnh mẽ rộng lớn. Tôi cho rằng, vì vậy, chúng tôi quy kết sự kém cỏi của Ai Cập xưa trong tất cả các lĩnh vực của khoa học, khi so sánh với những những ngành khoa học hiện đại, và đặc biệt hơn với những người Mỹ, tất cả vì chiếc sọ siêu cứng của người Ai Cập.”
“Tôi lại phải thú nhận,” ngài bá tước trả lời, với sự khéo léo,”rằng tôi có chút gì đó lúng túng không hiểu ông; thưa ông, ông đang nhắc tới những lĩnh vực khoa học riêng biệt nào?”
Đến đây toàn hội của chúng tôi, góp ý, trình bày chi tiết, trong một thời gian khá dài, sự ngộ nhận của não tướng học và những điều kỳ diệu của thuật thôi miên.
Sau khi đã nghe chúng tôi trình bày xong, ngài bá tước tiếp tục thuật lại một vài giai thoại, minh họa rõ ràng rằng những nguyên mẫu của Gall và Spurzheim đã phát triển phồn thịnh và biến mất dần ở Ai Cập cách đây rất lâu đến nỗi đã gần như bị lãng quên, và những mưu mẹo của Mesmer thực sự là những chiêu trò bần tiện khi đặt ngang hàng với những thành tích xác thực của những học giả Hy Lạp, người phát hiện ra chấy rận và nhiều điều tuyệt vời tương tự khác.
Đến đây tôi hỏi ngài bá tước liệu người dân ở xứ ông ấy có khả năng đo được đường hoàng đạo. Anh ta mỉm cười khá khinh khỉnh, và nói họ có thể.
Điều này làm tôi bối rối một chút, nhưng tôi bắt đầu những câu hỏi khác liên quan tới kiến thức thiên văn học của anh ta, khi một thành viên trong hội, người chưa bao giờ mở miệng của mình, thì thầm vào tai tôi, rằng để thu thập kiến thức về lĩnh vực này, Tôi tốt hơn nên hỏi Ptolemy (bất kỳ ai là Ptolemy), cũng như một Plutarch mặt tròn như mặt trăng.
Sau đó Tôi hỏi Xác Ướp về thấu kính và kính lồi, và, nhìn chung, về sự sản xuất kính; nhưng Tôi chưa kết thúc hết các câu hỏi của mình thì thành viên ít lời lại khều nhẹ cùi chỏ của tôi, và khẩn cầu tôi hãy vì Chúa mà coi lại sách của Diodorus Siculus. Về phần bá tước, anh ta chỉ hỏi tôi, là cách để đáp lại, liệu người hiện đại có sở hữu kính hiển vi nào nhỏ đến nỗi có thể cho phép chúng ta cắt đồ trang sức đá chạm theo kiểu của người Ai Cập. Trong lúc tôi còn đang suy nghĩ phải trả lời thế nào, thì tiến sĩ Ponnonner nhỏ bé đã tự mình dấn thân vào theo một cách rất khác thường.
“Hãy nhìn kiến trúc của chúng ta!” ông thốt lên, trước nỗi giận dữ của cả hai lữ khách, hai người đã thọi ông đến tím tái cả người mà chẳng được kết qủa gì.
“Hãy nhìn,”ông gào lên với niềm phấn khích,”đài phun nước Bowling Green ở New York! hay nếu nó quá rộng lớn để thưởng ngoạn, hãy nhìn một thoáng điện Capitol ở Washington, D.C.!” — và người học y học bé nhỏ tốt tính tiếp tục miêu tả hết mọi chi tiết, tỷ lệ kết cấu mà ông đề cập tới. Ông giải thích rằng chỉ cánh cổng thôi cũng đã được trang trí với không dưới hai mươi tư cột, đường kính một mét rưỡi, và cách nhau ba mét.
Bá tước nói rằng ông ấy lấy làm đáng tiếc vì không thể nhớ, tại thời điểm đó, kích thước chính xác của một trong những tòa nhà chủ chốt ở thành phố Aznac, mà móng của nó đã được đổ vào thời điểm ban đêm, nhưng đống nền đổ nát vẫn còn đứng đó, vào thời điểm mà anh ta chuyển vào hầm mộ, trong một bình nguyên cát rộng lớn về phía Tây của Thebes. Tuy nhiên, anh ta nhớ lại, (nói về những cái cổng) rằng một cái được lắp ở cung điện dưới trong một khu đại loại như ngoại ô có tên gọi là Carnac, bao gồm một trăm bốn mươi bốn cột, cỡ khoảng mười một mét chu vi, và cách nhau khoảng bảy mét rưỡi. Từ sông Nile tới cổng này, đi qua một đại lộ dài hai dặm, trang trí bởi những tượng nhân xư, những bức tượng, và những ngọn tháp cao sáu, mười chín, ba mươi mét. Cung điện (chính xác như anh ta có thể nhớ),theo một hướng, dài hai dặm, và nếu gộp lại hết thì cỡ khoảng bảy chu vi. Các bức tường được tô vẽ dày đặc, trong và ngoài, với những chữ tượng hình. Anh ta không có ý dám quả quyết rằng thậm chí năm mươi hoặc sáu mươi cung điện Capitol của tiến sĩ cũng có thể được xây dựng trong những bức tường ấy, nhưng anh ta không chắc chắn rằng hai hay ba trăm cung điện Capitol có thể dí dị vào nhau trong những bức tường ấy với một số vấn đề. Xét cho cùng thì cung điện ở Carnac là một tòa nhà nhỏ không đáng chú ý. Anh ta (bá tước), tuy nhiên, không thể nhiệt tình từ chối thừa nhận rằng tài khéo léo, vẻ nguy nga, và tính ưu việt của thác nước tại Bowling Green, như lời miêu tả của tiến sĩ. Không có gì giống như thế, anh ta buộc phải công nhận, được nhìn thấy ở Ai Cập hay ở nơi nào khác.
Đến đây Tôi hỏi bá tước ý kiến của anh ta về hệ thống đường xe lửa của chúng tôi.
“Chẳng có gì,”anh ta trả lời,”đặc biệt”. Chúng khá sơ sài, được thiết kế khá tệ, và gắn kết lỏng lẻo. Chúng chẳng thể so sánh được, đương nhiên, với đường vạch sắt rộng lớn, bằng, thẳng mà người Ai cập vận chuyển toàn bộ những đền đài và những cột tháp vững chắc cao bốn mươi lăm mét.”
Tôi nói về lực cơ học khổng lồ.
Anh ta công nhận rằng chúng tôi hiểu biết về khía cạnh đó, nhưng yêu cầu Tôi giải thích làm cách nào mà dựng được chân vòm trên hai thanh ngang thậm chí tại cung điện bé nhỏ ở Carnac.
Câu hỏi này Tôi quyết định không ghe thấy, và hỏi lại nếu anh ta có biết gì về những chiếc giếng phun; nhưng anh ta chỉ nhước chân mày của mình; khi ông Gliddon gắt gỏng nháy mắt với tôi và nói, bằng giọng nói khẽ rằng một giếng mới được các kỹ sư phát hiện gần đây khi đào mạch nước ở Great Oasis.
Sau đó tôi đề cập đến thép của chúng tôi; nhưng người ngoại quốc nghếch mũi của anh ta, và hỏi lại tôi liệu thép của chúng tôi đã có thể thực hiện được việc khắc rõ nét trên những cột tháp, những cột được chạm khắc toàn bộ bởi những công cụ sắc bằng đồng.
Điều này làm chúng tôi cực kỳ bối rối đến nỗi chúng tôi nghĩ khôn ngoan hơn thì hướng cuộc tấn công sang thuyết siêu hình. Chúng tôi yêu cầu lấy cuốn sách có tên gọi là “Đồng hồ mặt trời”, và đọc một hay hai chương từ đó về cái gì đó không rõ ràng lắm, nhưng mà người Boston gọi là bước dịch chuyển vĩ đại tiến bộ.
Bá tước nói rằng những bước dịch chuyển vĩ đại là những điều thường thấy ở thời đại của anh ta, còn về tiến bộ, thì có thời điểm nó là mối gây hại, chứ chưa bao giờ tiến bộ.
Sau đó chúng tôi nói về cái đẹp cao quý và tầm quan trọng của dân chủ, và chúng tôi gặp khá nhiều rắc rối trong việc thuyết phục bá tước bằng việc đưa ra những lợi ích xác đáng mà chúng tôi được hưởng khi sống ở nơi có quyền bỏ phiếu bầu cử theo ý muốn, và không có nhà vua.
Anh ta lắng nghe với niềm thích thú thấy rõ, và thực tế dường như phấn khích không ít. Khi chúng tôi đã ổn định, anh ta nói rằng, rất lâu rồi, điều tương tự như vậy cũng có diễn ra. Mười ba tỉnh của Ai Cập nhất quyết đòi tự do cùng lúc, và nêu gương cho toàn thể loài người còn lại. Họ tập hợp những người thông thái của họ, và dựng lên hiến pháp cặn kẽ nhất có thể nắm bắt được. Lúc đầu họ xoay xở rất giỏi; chỉ có điều thói quen khoe khoang của họ là quá lớn. Tuy nhiên, điều này cũng chấm dứt, sự hợp nhất của mười ba bang, với mười lăm hay hai mươi bang khác, trong chế độ chuyên quyền không thể chịu đựng được và ghê tởm nhất từng nghe thấy trên bề mặt trái đất.
Tôi hỏi anh ta tên của tên của kẻ bạo chúa là gì.
Theo như trí nhớ của bá tước thì hắn có tên là Mob.
Không biết nói gì về điều này, Tôi cao giọng, và phàn nàn về sự mù mờ của người Ai Cập với hơi nước.
Bá tước nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên hết đỗi, nhưng không trả lời. Tuy nhiên, quý ông yên lặng, đã húc một cái đau điếng vào sườn tôi bằng cùi chỏ của anh ta — bảo với tôi rằng tôi đã bộc lộ bản thân khá hiệu quả ít nhất một lần — và vặn hỏi liệu có thật là tôi không biết rằng máy hơi nước hiện đại là bắt nguồn từ phát minh của Hero, bởi Solomon de Caus.
Lúc bấy giờ nguy cơ chúng tôi bị chưng hửng có thể xảy tới; nhưng, may mắn lại cứu giúp, tiến sĩ Ponnonner, đã bình phục, quay trở lại giải cứu chúng tôi, và dò hỏi liệu người Ai Cập có muốn cạnh tranh với người hiện đại về đặc điểm tối quan trọng của trang phục.
Bá tước, trước câu hỏi này, nhìn xuống dây đai chiếc quần ống túm của tiến sĩ, và sau đó đưa mắt nhìn phần cuối vạt nhọn áo đuôi tôm của ông, nhìn sát vào mắt của tiến sĩ trong khoảng vài phút. Cuối cùng, không nhìn nữa thì miệng của anh ta dần ngoác ra từ tai này tới tai kia; nhưng Tôi không nhớ ông ta nói gì để đáp lại câu hỏi.
Đến đây thì chúng tôi đã xốc lại được tinh thần, và ngài tiến sĩ, tiến đến lại gần Xác Ướp với một vẻ chững chạc khác thường, mong muốn được bày tỏ một cách thẳng thắn, lấy danh dự của một quý ông, liệu người Ai Cập đã nắm bắt được, ở bất kỳ thời kỳ nào, cách sản xuất viên thuốc hình thoi của Ponnonner hay thuốc của Brandreth.
Chúng tôi mong đợi, với nỗi hồi hộp hết sức, một câu trả lời — nhưng không có. Nó chưa sẵn sàng. Người Ai Cập đỏ mặt và cúi mặt anh ta xuống. Chưa bao giờ chiến thắng quá xá hơn thế; chưa có sự bại trận nào mà lại không có nỗi ê chề. Thực vậy, Tôi không thể nào chịu được khi chứng kiến nỗi xấu hổ của Xác Ướp. Tôi với lấy mũ của mình, cúi chào anh ta, và ra về.
Lúc tôi về đến nhà Tôi thấy chuông điểm đã quá bốn giờ sáng, và ngay lập tức trèo lên giường. Bây giờ là mười giờ sáng. Tôi đã thức dậy từ lúc bẩy giờ, ghi lại sự kiện này cho lợi ích của gia đình và nhân loại. Cái thứ nhất Tôi không nhìn ngắm đến nữa. Vợ tôi là một người đàn bà đanh đá. Sự thật là, Tôi đã quá mệt mỏi với cuộc sống này và thế kỷ mười chín nói chung. Tôi khá tự tin rằng mọi thứ đang diễn ra tồi tệ. Thêm nữa, Tôi rất nóng lòng muốn được biết ai sẽ là Tổng thống vào năm 2045. Vì vậy, ngay sau khi Tôi cạo râu và uống một tách cà phê, tôi sẽ lại đi đến nhà Ponnonner và ướp xác mình khoảng vài trăm năm.
3 replies to “Trò chuyện với Xác Ướp bởi Edgar Allan Poe (P. 2)”